Đôi khi có bao giờ bạn tự hỏi hay đặt ra một lý do cho việc bạn chọn sản phẩm của thương hiệu này thay vì sản phẩm của thương hiệu khác, mặc dù hai sản phẩm có dùng công dụng? Bạn phân biệt sử dụng rõ ràng hai nhãn hàng khác nhau hay chỉ nghĩ nó đơn thuần phục vụ nhu cầu người dùng?
Về lý thuyết, có hai cách để phân biệt hai sản phẩm có cùng công dụng: Một là những đặc trưng mang tính đột phá của sản phẩm. Hai là thương hiệu được định vị của sản phẩm đó. Đối với một số mặt hàng tiêu dùng nhanh thì những đặc trưng mang tính đột phá cho sản phẩm không rõ nét cho lắm. Vì thế, việc người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm của thương hiệu nào phụ thuộc rất lớn vào chính sự thành công trong chiến dịch định vị thương hiệu của nhãn hàng đó.
5 cuộc chiến quảng cáo điển hình dưới đây là những minh chứng rõ nét nhất cho nhận định vừa rồi.
1. Lavie và Aquafina
Là hai ông lớn trên thị trường nước khoáng Thế giới, không khó hiểu khi Lavie và Aquafina được nhiều người tiêu dùng trên Thế giới biết đến. Cả hai đều được nhận định là những đối thủ ngang hàng nhau. Nhưng một điều chắc chắn rằng hai nhãn hàng mang hai phong cách hoàn toàn khác nhau.
Thế mạnh của Lavie là sở hữu dây chuyền sản xuất tân tiến từ Châu Âu, cũng như có nhiều cơ sở sản xuất lớn đáp ứng một lượng nước khổng lồ tung ra thị trường. Lavie luôn chú trọng đến các chiến dịch quảng cáo cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường nhằm tăng cường khả năng định vị thương hiệu. Trong khi đó, đối thủ đáng gờm Aquafina thuộc tập đoàn PepsiCo cũng cạnh tranh chẳng kém bằng những chiến dịch marketing sâu rộng.
Aquafina chọn siêu mẫu Thanh Hằng làm gương mặt đại diện để thể hiện sự đẳng cấp của mình, đồng thời đưa ra thông điệp ý nghĩa : Sự hoàn hảo đến từ cái tôi của chính bản thân bạn.
Còn Lavie lại đầu tư tài trợ cho "Color me run" như muốn gửi đến mọi người một hình ảnh trẻ trung năng động, nhấn mạnh sự tự nhiên của mình là “một phần tất yếu của cuộc sống”.
Công chúng đã bắt đầu chú ý tới nội dung quảng cáo mang tính “dìm hàng” nhau giữa hai thương hiệu. Kịch bản không còn xa lạ, nhưng nội dung luôn mới mẻ. Chẳng cần giải thích nhiều, cũng chẳng cần chuyên gia phân tích kỹ lưỡng, các bà mẹ thông thái vẫn hiểu được ý nghĩa thâm thúy mà hai đối thủ này muốn truyền đạt. Mục đích cuối cùng cũng nhằm đánh bại đối thủ, giành lấy thị phần, có thể là phân khúc mới, nhưng cũng có thể là chính phân khúc thị trường mà đối thủ đang giành phần thắng.
Dù là nhẹ nhàng gợi nhắc hay là tấn công trực diện, trực tiếp vào quảng cáo của đối thủ, cuộc chiến giữa các nhãn hàng chung quy lại cũng đều muốn tạo ấn tượng vững bền trong lòng người tiêu dùng và thu hút được nhiều khách hàng. Tất nhiên, vẫn còn tồn tại những trường hợp ngoại lệ, ví dụ như người thích Milo không chỉ vì nhìn thấy pano của Ovaltine mà đổi vị, con gái chẳng phải vì muốn cá tính hơn mà chuyển sang dùng Kotex. Chúng ta cũng không dám chắc những cuộc chiến như thế này sẽ kéo dài bao lâu, hay sẽ cứ mãi tiếp diễn cùng sự tồn tại của thương hiệu, nhưng chắc chắn rằng hiệu ứng truyền thông của nó mang đến là rất lớn.